Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Có nên uống trà xanh khi đang cho con bú?

Cho con bú và caffeine

Các bác sỹ không khuyến khích việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng caffein. Mặc dù các nghiên cứu chưa chứng minh được những ảnh hưởng tạm thời hoặc những tác dụng phụ của việc sử dụng caffein trong khi cho con bú, nhưng, chắc chắn việc này sẽ gây ra một vài vấn đề.

Trẻ nhỏ tiếp xúc với caffein thông qua sữa mẹ có thể sẽ dễ bị kích thích hơn hoặc gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Và chẳng ai muốn con của mình lại thường xuyên quấy khóc cả, do vậy, các bà mẹ cũng sẽ thường tránh sử dụng caffein.

Caffein có thể lưu lại trong cơ thể từ 5-20 tiếng. Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc khác, có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hoặc đang mắc một số bệnh nhất định, thì thời gian caffein lưu lại trong cơ thể thậm chí còn lâu hơn.

Với trẻ mới sinh, caffein sẽ lưu lại trong cơ thể trẻ lâu hơn so với người lớn, do vậy có thể bạn sẽ phải đối phó với tình trạng quấy khóc và các vấn đề về giấc ngủ của trẻ lâu hơn bạn nghĩ.

Trà xanh và caffeine

Trà xanh tất nhiên là không chứa nhiều caffein như cà phê, và bạn thậm chí có thể sử dụng những loại trà xanh không chứa caffein. Một ly trà xanh 200ml chứa khoảng 24-45mg caffein, so với 95-200mg caffein trong một ly cà phê với lượng tương tự.

Điều gì là an toàn?

Thông thường, bạn có thể uống từ 1-3 ly trà xanh một ngày mà không có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào lên em bé mới sinh cả. Khuyến cáo đưa ra là phụ nữ đang cho con bú không nên tiêu thụ quá 300mg caffein một ngày.

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), sữa mẹ chứa ít hơn 1% lượng caffein mà người mẹ tiêu thụ. Do vậy, nếu bạn không uống quá 3 ly trà xanh một ngày, thì không có vấn đề gì cả. AAP cũng khuyến cáo rằng, sau khi uống từ 5 ly đồ uống có chứa caffein trở lên, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy em bé quấy khóc.

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người sẽ chuyển hoát caffein theo một cách khác nhau. Một số người sẽ có dung nạp caffein cao hơn so với những người khác, và quy luật này cũng đúng với trẻ nhỏ. Do vậy, bạn nên theo dõi lượng trà xanh/caffein mà bạn uống vào và xem bao nhiêu sẽ gây ra những thay đổi về hành vi của em bé.

Bạn cũng nên nhớ rằng, socola và soda cũng có chứa caffein. Phối hợp những loại thực phẩm này với trà sẽ làm tăng tổng lượng caffein mà bạn tiêu thụ.

Các biện pháp thay thế

Nếu bạn lo ngại về việc loại trà bạn uống có thể chứa quá nhiều caffein, thì có rất nhiều lựa chọn đồ uống khác không chứa caffein thay thế cho trà xanh. Một số loại trà đen tự nhiên có chứa ít caffein hơn so với trà xanh. Mặc dù một vài sản phẩm gắn mác “không chứa caffein” sẽ vẫn chứa một lượng nhỏ caffein, nhưng lượng caffein sẽ ít hơn rất nhiều.

Một số loại trà khác chứa ít hoặc không caffein, được coi là an toàn với các bà mẹ đang cho con bú bao gồm:

Trà trắngTrà hoa cúcTrà gừngTrà bạc hàCây bồ công anhCây tầm xuân

Kết luận

Uống 1-2 ly trà sẽ không gây vấn đề gì cho cả bạn và em bé cả. Với những bà mẹ thực sự cần phải sử dụng caffein, thì số ly trà có thể tăng gấp đôi. Miễn là bạn đã lên kế hoạch cho việc cho con bú, thì việc bạn uống thêm một ly trà xanh hay uống ly với kích thước lớn hơn một chút sẽ không có ảnh hưởng gì cả.

Nếu bạn cảm thấy rằng, bạn đã tiêu thụ thứ gì đó có thể sẽ không an toàn cho trẻ, tốt nhất, bạn hãy vắt và bỏ sữa của mình đi (mà không cho trẻ bú) trong vòng 24 giờ sau đó. Sau 24 giờ, bạn có thể cho trẻ quay về bú mẹ như bình thường mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ. Bằng cách vắt và bỏ đi như vậy, bạn đã có thể loại bỏ được phần sữa mẹ có chứa quá nhiều caffeine

Ths.BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em

Đó là tên gọi và cũng là mục tiêu của Dự án do Chính phủ Tây Ban Nha hỗ trợ kinh phí nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và thực hiện chiến lược lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực. Dự án được Chính phủ giao cho Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc triển khai từ năm 2015 đến nay tại Trung ương và 2 tỉnh Lào Cai, Ninh Thuận.

Hướng dẫn chế biến bột ăn dặm cho các bà mẹ.

Đối tượng hưởng lợi của Dự án là đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn và người nghèo ở tỉnh Ninh Thuận, Lào Cai, qua đó làm giảm mức độ chênh lệch, hướng tới mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em dưới 5 tuổi.

“Chúng tôi cho rằng thành công lớn nhất mà Dự án đạt được là sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành Y tế và Nông nghiệp từ trung ương đến địa phương trong việc triển khai các can thiệp về nông nghiệp gắn liền với dinh dưỡng để bổ trợ nhau giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng và an ninh lương thực hộ gia đình” ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Bộ Y tế nhấn mạnh tại Hội thảo tổng kết Dự án được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/6/2017.

Mai Hương

Phát hiện bất ngờ về tác dụng của hạt đu đủ ít được nói đến

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới với hương vị ngọt ngào và được Christopher Columbus gọi là "hoa trái của các thiên thần". Đu đủ có thể được tìm thấy quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa hè và mùa thu. Trong bài này chúng tôi muốn gửi đến các bạn công dụng của hạt đu đủ, một khám phá thú vị.

Lợi ích sức khỏe

Cả đông và tây y đều nhắc đến công dụng của hạt đu đủ trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ thận, và giải độc gan cũng như ngăn ngừa sự lây lan của các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng.

Hạt đu đủ có hàm lượng axit oleic và palmitic. Các loại axit béo có trong hạt đu đủ được cho là giúp cơ thể chúng ta phòng chống ung thư.

Hạt đu đủ cũng dùng để loại bỏ khỏi cơ thể các loại ký sinh trùng đường ruột nhờ hàm lượng enzyme cao, một chất phân giải protein giúp phân hủy ký sinh trùng và trứng của chúng cũng như các protein không tiêu hóa hết trong thực phẩm bạn ăn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt đu đủ cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ ở hệ tiêu hóa và đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt E. coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn, và bệnh nhiễm khuẩn khác.

Làm thế nào để ăn hạt đu đủ

Chúng ta có thể ăn thô với mục đích chữa bệnh hoặc chế biến vào món ăn bằng cách làm khô và nghiền hạt dùng thay cho hạt tiêu. Hạt đu đủ có hương vị rất giống với hạt tiêu đen và có thể dùng thay thế trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn cũng có thể tích trữ để sử dụng lâu dài.

Mai Hương - Học viện Quân Y

Những thực phẩm giảm cân hiệu quả

thực phẩm giảm cân hiệu quả

Dưa chuột (dưa leo)

Nhiều nghiên cứu cho biết, dưa chuột chứa nhiều nước, thành phần chủ yếu của dưa chuột bao gồm 90% nước và vitamin nhóm B, nó rất cần thiết để tái tạo và làm đẹp làn da và hạn chế việc tích tụ mỡ trong cơ thể vì trong dưa chuột chứa rất ít calo, nhiều chất xơ. Nhóm nghiên cứu của Đại học Penncylvania (Hoa Kỳ) cho biết, ăn dưa chuột giàu nước có thể giúp giảm 12% tổng lượng calo. Bạn có thể ăn mỗi bữa từ 1-2 quả dưa chuột vừa giúp giảm cân lại đẹp da.

Bí xanh (bí đao)

Bí đao có chứa nhiều vitamin C, glucose và canxi giúp chúng ta giảm cảm giác thèm ăn trong ngày, hạn chế ăn vặt nên rất hữu ích cho việc giảm cân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nhà khoa học tại Đại học Sydney (Australia) đã chứng minh: nếu mỗi ngày ăn hay uống khoảng 200ml nước canh hoặc nước ép bí đao sẽ giúp bạn giảm cân an toàn. Nước canh và nước ép từ bí đao là những món ăn bổ dưỡng cho cơ thể và không tăng cân.

bí đao giảm cân

Bí đao

Súp lơ xanh (bông cải xanh)

Súp lơ xanh là món rau ăn vừa ngon vừa mát mà lại không tăng cân. Súp lơ xanh chứa hàm lượng chất xơ lớn và lượng calorie ít nên dùng nó là giải pháp rất tốt cho việc giảm cân. Cách chế biến cũng rất đơn giản: xào, nấu, luộc, ăn sống đều ngon và dễ ăn.

Đậu nành

Đậu nành chứa nhiều chất đạm thực vật dễ tiêu. Sữa đậu nành vừa thơm ngon, vừa mát bổ, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da và giảm cân. Nếu uống sữa đậu nành nguyên chất không đường sẽ giúp giảm cân nhanh chóng ngay trong những tuần đầu. Loại sữa này còn có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch.

Đậu đen

Nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết, đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống ôxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins. Đặc biệt, đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống ôxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: cam, nho hoặc dâu. Ngoài ra, đậu đen còn có tác dụng: giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; giúp ổn định lượng đường huyết; tăng cường sắt và mangan cho cơ thể.

Đậu đen dễ chế biến, ăn ngon miệng, giàu chất đạm hữu ích, không chứa nhiều calo hoặc các loại mỡ xấu, rất có lợi cho người ăn kiêng.

Quả bưởi

Bưởi là loại trái cây có sẵn trong mùa hè, vừa rẻ, vừa ngon và có thể giúp giảm cân hiệu quả.

bưởi giảm cân

Bưởi chứa nhiều nước, vitamin C và ít calo nên là một trong những giải pháp giảm cân hoàn hảo nhất trong mùa hè. Bưởi có thể ăn bằng cách gọt vỏ, bỏ cùi, ăn tép bưởi hoặc xay chế biến sinh tố bưởi.

Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều chất béo, trong một nửa quả bơ có thể chứa 14,7g chất béo, nhưng là chất béo không bão hòa đơn monounsatured; chứa nhiều kali, chứa gần 10% nhu cầu về sắt, một số lượng lớn beta caroten; vitamine E, B6, C, kẽm, đồng...

Quả bơ giúp giảm cân hiệu quả

Quả bơ chứa nhiều chất béo bão hòa, có tác dụng giảm cân rất tốt.

Đặc biệt, trong quả bơ giàu axit folic, nguồn dinh dưỡng cho tim khỏe mạnh, giúp giảm cân rất hiệu quả. Sử dụng quả bơ có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. Quả bơ có thể ăn bằng nhiều cách đơn giản như: gọt vỏ, bỏ hạt cắt miếng dằm đường bỏ tủ lạnh rồi ăn; lấy cùi quả bơ xay thành sinh tố, bơ trộn salat...

BS. Đào Thị Thinh

8 mẹo nhỏ giúp giảm stress vào tiết trời thu se lạnh8 mẹo nhỏ giúp giảm stress vào tiết trời thu se lạnhẤn Độ - miền đất của đền thiêng và yogaẤn Độ - miền đất của đền thiêng và yogaĐể có đôi mắt hớp hồn như Marilyn MonroeĐể có đôi mắt hớp hồn như Marilyn Monroe

Có cần cho mắm, muối vào cháo, bột của trẻ dưới 1 tuổi?

Dưới đây là những khuyến cáo về cách chế biến bột, cháo cho trẻ dưới 1 tuổi củaPGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – BV Đa khoa Medlatec – Nguyên Trưởng khoa Vi Chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Muối có sẵn trong gạo, sữa, rau, củ… là quá đủ

Thực chất, ở bất cứ độ tuổi nào, con người cũng cần một lượng muối nhất định. Trẻ nhỏ cũng cần hàm lượng muối nhưng muối ở các thực phẩm tự nhiên đã đủ cho bé, bé không cần muối ở gia vị.

Muối có công thức là NaCl, khi vào cơ thể tách ra thành Na và Cl. Cơ thể cần muối tức là cần Natri. Mà Natri không chỉ có trong những thức ăn có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh mà trong những thực phẩm tưởng rằng rất nhạt như gạo, ngô, sữa, thịt… đã có một hàm lượng Natri nhất định rồi.

Sữa có khoảng 240mg Natri/l, một bát bột cho trẻ có khoảng 75mg Natri…Trong khi đó nhu cầu Natri của trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần khoảng 200mg/ngày nên trẻ chỉ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối thì cũng đã đủ hoặc thừa Natri.

Trong gạo, sữa, hoa quả, rau củ luôn có sẵn lượng Natri đủ cho trẻ. Các mẹ không cần phải thêm mắm, muối vào cháo bột cho trẻ dưới 1 tuổi

Thừa muối dễ còi xương, hại thận

Ở trẻ dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn bù thêm muối cho bé sẽ khiến cơ thể trẻ thêm gánh nặng, đặc biệt là thận.

Khi dư thừa Natri, trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng Natri dư thừa còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.

Quả thực nếu bỗng dưng bạn nêm thêm tí muối vào bột, có thể con bạn sẽ ăn ngon hơn vì vị lạ hơn. Nhưng để trị biếng ăn mà con bạn phải chịu gánh nặng vì thừa muối thì không đáng.

Thứ nhất trẻ sẽ tăng nguy cơ bị còi xương, suy thận và biếng ăn về sau.

Thứ hai vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường, mà ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, ung thư, suy thận…

Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - BV Đa khoa Medlatec, thừa muối sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ còi xương, mắc các chứng bệnh thận

Nấu bột, cháo thế nào cho đúng?

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, khi bắt đầu ăn dặm, dầu ăn hoặc mỡ động vật là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn. Chúng thuộc nhóm chất béo - là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Thiếu chúng, trẻ sẽ khó hấp thu các vitamin.

Khi ăn dặm, thức ăn chính của bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là sữa. Do đó, các mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.

Ở các tháng sau, bên cạnh duy trì lượng sữa 700-900 ml/ngày, trẻ có thể tăng lên 3 bữa/ngày, mỗi lần khoảng một bát ăn cơm.

Khi nấu bột hoặc cháo, không nên ăn cùng một món trong ngày tránh gây chán ăn. Bạn nên thay đổi linh hoạt giữa các bữa.

Thành phần chỉ được bao gồm tinh bột (bột/cháo), chất đạm (thịt/cá/cua/tôm/trứng), chất khoáng (rau xanh xay nhuyễn) và chất béo (dầu/mỡ), không cho gia vị khác.

Khi trẻ ngoài một tuổi, bạn mới nên cho một chút nước mắm (một đến hai giọt trong một bát).

Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn hoa quả tươi khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay…

Thanh Loan

Cách dùng các loại gia vị an toàn khi nấu ăn

Gia vị có nhiều loại như muối, nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu, hành tỏi… Nêm gia vị làm sao để làm cho món ăn được ngon hơn là mối quan tâm của nhiều bà nội trợ vì nêm gia vị không chỉ cần vừa tay mà còn phải đúng thời điểm để hòa quyện vào thực phẩm. Vậy nêm gia vị thế nào là tốt nhất?

Muối, bột canh: Cho vào ướp hoặc nêm khi nấu canh

Có một số thông tin cho rằng, với các món xào, thì nên cho muối vào cùng với dầu ăn, rồi mới cho thực phẩm vào sau một phút để xào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối. Tuy nhiên, điều này không đúng và không có cơ sở khoa học vì alflatoxin chỉ tạo thành ở các hạt có dầu bị mốc như lạc, hạt điều chứ không thể có alflatoxin trong muối. Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nêm nếm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong.

Cách dùng các loại gia vị an toàn khi nấu ăn

Muối, bột canh có thể dùng trong khi xào nấu. Ảnh: T.L

Nước mắm: Không nên nấu hoặc ninh kỹ quá

Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình muối chượp (nguyên liệu thuỷ sản - thường là cá ướp muối - đang phân huỷ dùng để làm nước mắm). Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin nên chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm. Nước mắm có thể cho vào thực phẩm khi ướp hoặc trước khi nấu.

Đường: Nên để lửa ở nhiệt độ vừa phải

Đường vừa tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Đối với món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 độ C - 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn. Song, nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, làm mất đi vẻ đẹp của món ăn.

Hành, tỏi: Ướp thực phẩm hoặc phi thơm đều được

Hành có thể cho vào khi ướp thực phẩm, hoặc cho vào mỡ để phi lên trước khi xào. Khi xào rau muống hay ngọn bí, nên lấy một ít tỏi phi với dầu mỡ cho thơm rồi cho rau vào xào, gần chín cho thêm một ít tỏi, giã nhỏ vào sẽ có một món rau xào thơm ngon dậy mùi tỏi.

Hạt tiêu: Cho vào sau khi xào nấu

Với một số món kho, rán nhiều người có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn. Tuy nhiên, hạt tiêu nếu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất hãy rắc hạt tiêu sau khi thức ăn đã chín và cho nồi ra khỏi bếp.

Bác sĩ Lê Thị Sửu

Những loại rau, quả cung cấp nước cho cơ thể

Dưới đây là lời khuyên của TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng về những loại rau, quả nên bổ sung trong mùa hè

Dưa chuột, rau mồng tơi, rau dền, bầu, bí….

Những loại rau này chứa rất nhiều nước. Chúng là nguồn silica tuyệt vời, bổ sung sức mạnh cho các mô liên kết. Trong dưa chuột có chứa nhiều vitamin A, B, C, acid folic và một số chất khoáng khác.

Chúng ta có thể thêm dưa chuột thái hạt lựu vào món salat rau và ngũ cốc hoặc chẻ dưa chuột cho bữa nhẹ.

Dưa chuột

Sinh tố xoài, dưa hấu, nước dừa, nước mía, xoài, dứa (thơm)….

Nắng nóng, lượng mồ hôi tiết nhiều sẽ khiến bạn mất nước và khát nước. Một cốc sinh tố dưa hấu, nước dừa hay nước mía.. sẽ bù lại lượng nước và muối đã mất nhanh chóng.

Nếu da của bạn thường xuyên bị khô, hãy ăn xoài. Xoài chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin A. Vitamin A giúp bình thường hóa quá trình sản sinh và chu kỳ sống của các tế bào da.

Khi bạn bị trứng cá, là do sự sản sinh quá mức các tế bào trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da và bao gồm các tế bào chết về mặt sinh học. Những tế bào chết này kết hợp với bã nhờn hình thành mụn trứng cá. Với các chất dinh dưỡng trong quả xoài cũng cải thiện tình trạng trên.

Nước dừa

Rau lá xanh thẫm cung cấp vitamin, muối khoáng

Vitamin A có nhiều trong những loại rau lá xanh thẫm như: rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lốt, rau thơm, cà rốt...,

Vitamin nhóm B có chứa nhiều trong đậu đỗ, cám gạo, nước cam... Vitamin B là vitamin tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên bị mất trong quá trình chế biến.

Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Rau quả có chứa nhiều kali như: cà chua, chuối, đậu nành… Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành.

Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu.

Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Các loại rau màu xanh đậm có chứa nhiều magiê như: cải xoăn, cải lá xanh và rau bina. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160 mg magiê, các loại hạt họ đậu….Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê.

Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt.

Mồng tơi nấu cua

Các loại quả màu vàng, da xam cung cấp Vitamin, muối khoáng

Quả mầu vàng, mầu da cam như: đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa… chứa nhiều vitaminA

Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magiê dồi dào bao gồm bơ, chuối…. Nước ép trái cây thường có hàm lượng magiê cao hơn so với trái cây tươi, ví dụ như nước ép bưởi, nho...

Các loại đậu và hạt: Các loại đậu chứa nhiều magiê bao gồm đậu nành, đậu trắng và đậu đen. Các loại hạt giống có hàm lượng magiê cao là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng và hạt hướng dương. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa rất nhiều magiê.

Nước mía

Các loại rau thơm kích thích khả năng thèm ăn

Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...

Men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin có trong dịch vị, các men của xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin có trong tuyến tuỵ.

Các nhóm họ đậu, rau đay, …. cung cấp đạm

Lượng đạm trong rau tươi nói chung là thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng đạm đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6%), rau muống (3,2%), rau sắng (3,9%), rau ngót (5,3%), cần tây (3,7%), rau đay (2,8%), rau dền (3,3%).

Đỗ xào

Cung cấp đường

Hàm lượng trung bình của đường trong rau tươi khoảng 3-4%, có những loại có tới 6-8%. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng.

Bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.

Thanh Loan (ghi)

Có nên uống trà xanh khi đang cho con bú?

Cho con bú và caffeine Các bác sỹ không khuyến khích việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng caffein. Mặc dù các nghiên cứu chưa chứng minh ...